Trong mỗi chúng ta, ai cũng có một “đứa trẻ” mang tên lười biếng. Sự khác biệt nằm ở cách ta kiểm soát chúng. Dưới đây là 5 gợi ý bạn có thể tham khảo để chữa căn bệnh kinh niên này.
- Quy tắc 5 giây
Đây là quy tắc của tắc giả Mel Robbins, liên tưởng trên hình ảnh những chiếc tên lửa của NASA khi được phóng lên không trung. Khoảnh khắc ấy, người ta bắt đầu đếm ngược từ 10 đến 0, giây cuối cùng chiếc tên lửa sẽ được phóng lên.
Khi đắn đo về một vấn đề, ta dành rất nhiều thời gian để nghĩ về nó. Càng phân tích nhiều càng lười biếng, cứ thế ta sẽ trì hoãn không bao giờ bắt đầu.
Vì vậy, khi bạn có công việc cần làm, mà não bạn lại bắt đầu lười biếng, hãy đếm ngược 5,4,3,2,1 và hành động ngay lập tức như một chiếc tên lửa.
- Nguyên lý 1 phút
Đây là nguyên lý phổ biến của người Nhật, còn gọi là Kaizen, được đùa vui là phương pháp tối ưu sống cho người lười. Nếu phải làm việc trong vài giờ đồng hồ, bạn sẽ ái ngại; nhưng nếu chỉ phải làm trong một phút, bạn có thấy mình sẵn sàng hơn?
Nguyên lý 1 phút cho chúng phép chúng ta được đi từng bước nhỏ một để hoàn thiện bản thân. Khi đã quen với nguyên tắc, chúng ta có thể tăng mức thời gian lên 10, 30, 60 phút, chẳng hạn.
- Đặt mình vào một môi trường “không thể lười”
Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến con người và hiệu suất công việc của bạn.
Rất ít người có thể làm việc hiệu quả trên giường ngủ hoặc trên chiếc ghế sopha êm ái. Nếu bạn là người không giỏi tập trung, hoặc công việc của bạn mang tính chất tự do, bạn rất khó kiểm soát cơn lười.
Muốn vậy, hãy mặc một bộ quần áo tươm tất gọn gàng, chọn một góc yên tĩnh ở nhà hoặc quán cà phê, thư viện,….nơi mà mọi người đều tập trung làm việc chứ không phải tán gẫu. Lúc ấy, não bộ bạn nhận thức được đây là nơi làm việc và nó sẽ “ngại lười” hơn đấy!
- Người/ câu nói truyền cảm hứng
Lúc bạn thấy không có động lực, hãy nhìn vào thần tượng và những người bạn ngưỡng mộ, và xem họ đã cố gắng và nỗ lực ra sao. Bạn cũng có thể in/dán những câu nói truyền cảm hứng nơi bạn dễ dàng nhìn thấy hoặc lên youtube xem những video về động lực. Những tác nhân đó sẽ thôi thúc hành động. Và bạn sẽ nhận ra rằng, chẳng có lý do gì để tiếp tục lười biếng cả.
Thế nhưng suy cho cùng, chúng chỉ có thể chữa bệnh lười của bạn TẠM THỜI. Còn động lực và quyết tâm, phải xuất phát từ bên trong bạn.
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích, đừng quên để lại một comment chia sẻ cảm nghĩ của bạn và lan tỏa những thông tin trên để nhiều người biết đến hơn.
Facebook: https://www.facebook.com/thongquocquyenprofile/
Fanpage: https://www.facebook.com/thongquocquyenoffcial
Website: http://thongquocquyen.com/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCKCf2vDxfvFRojMmC98WkAA