Nếu bạn có một danh sách những việc phải làm đầy ắp những đầu việc mà bạn chưa hoàn thành
Nhưng… bạn lại không thể tập trung để giải quyết công việc
chán nản buồn bực, thất vọng…
Đó là lúc bạn nên đọc bài viết này
Khi cuộc sống trở nên bận rộn và bạn cảm thấy bị quá tải, có thể bạn sẽ tự động viên mình là ”chỉ cần cố gắng thêm chút nữa”.
Bên trong có giọng nói nhắc bạn: “bỏ ăn trưa đi, uống thêm li cà phê nữa cho tỉnh táo…”
Hãy tiếp tục làm những gì bạn đang làm, nhưng hãy làm nó tốt hơn.
Có một gợi ý dành cho bạn, theo cách rất khác:
Ngừng lại, thở đi, hít thở sâu nào. Hãy cho tâm trí của bạn cơ hội theo kịp cơ thể bạn.
Khoan đã,
Với một danh sách việc cần làm đang đầy ắp nếu nói bạn ngưng lại để thư giãn… có vẻ dở hơi, và khi bạn làm điều đó có thể rất khó để bạn có thể ngắt ra hoàn toàn.
Nhưng bạn có biết,
Bằng cách lên chiến lược khi nào bạn nghỉ và bạn làm những gì trong khi nghỉ bạn có thể thực sự tăng sự tập trung và hiệu suất của mình lên rất nhiều?
Cái giá của việc quá tải.
Làm việc chăm chỉ không thực sự hiệu quả.
Não người không được thiết kế để vận hành 100% công suất suốt cả ngày, nên chăm chỉ cũng vô ích.
Đúng hơn là
Bạn muốn tiến gần mục tiêu hơn, cố gắng tập trung trong thời gian kéo dài có thể khiến não bạn quá tải, làm cho nó không thể suy nghĩ sáng suốt.
Và kết quả là quá trình sáng tạo, ra quyết định của bạn bị ảnh hưởng, công việc bạn chậm lại.
Một nghiên cứu năm 2011 được thực hiện bởi Đại học Illinois tại Urbana-Champaign đã xác nhận rằng: “não bộ được tạo ra để phát hiện ra rằng: “một khoảng nghỉ ngắn sau một đợt làm việc có thể cải thiện đáng kể khả năng tập trung của một người vào nhiệm vụ đó trong giai đoạn dài phía sau.”
Nói cách khác, làm ít đi để làm được nhiều hơn.
Sự tập trung và hiệu suất được duy trì liên tục đòi hỏi bạn phải cho tâm trí nhiều cơ hội để thư giãn và tái tạo, từ đó bạn có thể quay lại làm việc mạnh mẽ hơn chưa từng có.
Điều đó có nghĩa là gì?
Đơn giản là nghỉ ngơi sẽ giúp bạn tập trung được lâu hơn, nhưng để có hiệu suất vượt trội điều quan trọng là bạn phải nghỉ ngơi có chủ đích, theo cách hiệu quả.
Vậy bạn nên nghỉ như thế nào? trong bao lâu? và loại nghỉ nào có hiệu quả nhất?
1. Kĩ thuật Pomodoro
Đây là một trong những cách làm việc tăng năng suất hiệu quả nhất được phát triển bởi Francesco Cirilo.
Với cách này, bạn làm việc trong 25 phút không bị gián đoạn sau đó nghỉ 5 phút.
tập thể dục nhẹ, uống một ly nước, vào phòng tắm
Khi đồng hồ báo hết giờ, bạn quay lại làm việc.
Và sau 4 lần như vậy thì bạn tiến hành nghỉ dài hơn – 15 phút hoặc lâu hơn.
2. KĨ Thuật 52/17:
Một nghiên cứu gần đây được tiến hành bởi ứng dụng quản lý thời gian DeskTime nhận ra rằng những người làm việc hiệu suất nhất làm việc trong 52 phút sau đó nghỉ 17 phút.
Bí mật phía sau thành công của cách thức này đó là ” cống hiến 100%“.
Hay nói cách khác, bất kể bạn đang làm gì, hãy dành cho nó trọn vẹn sự chú tâm của bạn.
Desktime nói: “trong suốt 52 phút làm việc, bạn cống hiến trọn vẹn để hoàn thành công việc, thực thi xong nhiệm vụ, còn trong 17 phút nghỉ, bạn phải hoàn toàn thoát khỏi công việc bạn đang làm – bạn phải hoàn toàn thư giãn.
3. Pulse and Pause:
Đây là cách thức được tán thành bởi Tony Schwartz của The Energy Project. Tương tự những kĩ thuật bên trên, nó gợi ý việc luân phiên giữa các giai đoạn tập trung làm việc và thư giãn ( pause).
Sự khác biệt trong phương pháp này đó là mỗi giai đọan làm việc dài khoảng 90 phút.
Nghiên cứu của Tony chỉ ra rằng bản chất tự nhiên của con người là cứ 90 phút tập trung lại chuyển qua giai đoạn mệt mỏi sinh lý.
Cơ thể chúng ta sẽ gửi đi những tín hiệu để báo cần nghỉ ngơi và thư giãn nhưng nếu chúng ta không chịu nghe theo bằng cách sử dụng cà phê, thức uống kích thích, đường.. hoặc bòn rút năng lượng dự trữ của chính chúng ta thì sẽ dẫn tới khi kiệt sức quá tải.
Bất kể bạn chọn cách thức nào, mỗi cách thức đều bao hàm một ý tưởng chủ đạo đó là để tập trung và hiệu suất trong một thời gian dài, đòi hỏi bạn phải cho tâm trí khá nhiều khoảng thòi gian thư giãn và nạp lại năng lượng, từ đó bạn trở nên mạnh mẽ hơn chưa từng có.
Tạo ra những khoảng nghỉ chất lượng
Tạo ra những khoảng nghỉ đều đặn là vô cùng cần thiết để có hiệu suất cao nhưng đó chỉ là một phần của câu chuyện.
Khi bạn bước ra khỏi màn hình ( trang giấy hoặc bất cứ điều gì bạn đang làm) hãy đảm bảo là bạn đang chuẩn bị thực hiện một khoảng nghỉ chất lượng.
Cách bạn nghỉ giải lao cũng rất quan trọng.
Vậy khoảng nghỉ chất lượng là như thế nào?
1. Hãy lên lịch cho nó.
Vấn đề với thời gian nghỉ đó là nếu bạn không lên kế hoạch cho nó, nó thường không xảy ra.
Bạn hoặc là bị dính vào những gì đang làm, hoặc bị cảm giác tội lỗi rằng mình đang lười biếng.
Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi nhà bán lẻ Staples, một trong năm công nhân và người quản lý của họ cho biết cảm giác tội lỗi là lý do họ không rời khỏi không gian làm việc của họ.
Bạn sử dụng đồng hồ báo thức để giúp bạn biết giờ làm, tại sao không đặt báo thức chỉ cho bạn khi nào ngưng làm việc?
Có đồng hồ báo khi nào ngừng làm việc có thể đem lại cho bạn sự thoải mái, bạn có thể nói với mình là “mình không lười biếng, mà chỉ là đang tuân theo trình tự”.
Khó có thể ngăn chặn việc nói những lời tiêu cực nhưng hãy nhắc nhở bản thân rằng việc nghỉ ngơi thực sự đem lại lợi ích rất lớn cho bạn.
Nghỉ giải lao thường xuyên cho phép bạn làm việc với hiệu suất cao hơn trong thời gian lâu hơn, do đó bạn có thể hoàn thành nhiều việc hơn trong 4 đến 5 giờ so với hầu hết mọi người hoàn thành trong 8h hoặc hơn.
2. Tránh những cái bẫy ” giải lao” phổ biến
Bí mật thành công ở đây là kiểm soát sự tập trung.
Trong thời gian làm việc sự chú ý của bạn chỉ dành cho duy nhất công việc, ngược lại trong thời gian giải lao, nên làm chính xác điều đó, chỉ giải lao thôi.
Không kiểm tra email hay lướt web.
Khi khoảng thời gian giải lao tới, hãy bước ra khỏi laptop, tránh xa điện thoại, cố gắng nghĩ về những thứ khác ngoài công việc.
Dù bạn có tin hay không, thậm chí việc trò chuyện với đồng nghiệp cũng có thể là một cái bẫy nếu tất cả những gì bạn thảo luận là những gì đang xảy ra tại nơi làm việc.
Khi điều đó xảy ra, tâm trí bạn sẽ không thể ngắt kết nối và bạn lại dính vào vòng lặp gây căng thẳng.
Thay vì đó
Tìm những mối quan tâm chung không xoay quanh công việc, như là ban nhạc ưa thích, bộ phim hay đang chiếu hay kế hoạch cuối tuần của bạn.
Việc kiểm soát mức năng lượng của bạn trong suốt cả ngày cũng rất quan trọng Hãy chọn những đồ ăn nhẹ lành mạnh để cơ thể được cung cấp năng lượng lành mạnh suốt cả ngày.
3. Di chuyển
Cách dễ nhất để bạn có một khoảng giải lao chất lượng là vận động.
Đứng dậy tập thể dục nhẹ hoặc nếu được đi bộ ngoài trời.
Hoặc vào phòng tắm hay nhà bếp để uống nước giúp cơ thể bơm oxy tới não giúp làm sạch tâm trí và tái tạo sự tập trung.
Mặc dù điều này phụ thuộc vào nơi bạn sống và làm việc, nhưng quay trở về với tự nhiên là cách tuyệt với nhất để cải thiện sự tập trung và tâm trạng của bạn.
Môi trường tự nhiên thu hút sự chú ý của chúng ta theo kiểu từ dưới lên vì những kích thích yếu tố tự nhiên vốn rất hấp dẫn đối với chúng ta ( có lẽ do các yếu tố về mặt tiến hóa)
Và bất cứ ai từng trải qua cảm giác phấn khi khi hoàn thành bài tập đầy thử thách đều biết, tập thể dục không chỉ tốt cho cơ thể mà còn có thể cải thiện minh mẫn và tập trung tinh thần.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Sao Paulo phát hiện ra rằng chỉ cần 10 phút tập thể dục là đủ để tăng cường trí nhớ và hiệu suất chú ý trong suốt cả ngày.
Nếu bạn có thiên hướng suy giảm hiệu suất vào giữa chiều hãy thử tham gia chạy bộ vào giờ ăn trưa.
Một nghiên cứu cho thấy mức độ hoạt động tim mạch vừa phải có thể tăng hiệu suất và sáng tạo trong 2 giờ sau đó.
Lần tới đây, khi bạn cảm thấy mình bị quá tải và cảm thấy sự sáng tạo của mình biến mất, hãy nghỉ ngơi.
Thay vì cố gắng vượt qua rào chắn, hay lùi lại một chút, đó có thể chính xác những gì bạn cần để có thể tìm cách tốt hơn để tiến về phía trước.
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích, đừng quên để lại một comment chia sẻ cảm nghĩ của bạn và lan tỏa những thông tin trên để nhiều người biết đến hơn.
Bạn có thể tìm thấy Thông Quốc Quyền qua các kênh:
Facebook: https://www.facebook.com/thongquocquyenprofile/
Fanpage: https://www.facebook.com/thongquocquyenoffcial
Website: http://thongquocquyen.com/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCKCf2vDxfvFRojMmC98WkAA
Cảm ơn anh đã chia sẻ những kiến thức bổ ích