KINH DOANH THÀNH CÔNG DỄ HAY KHÓ

Thông Quốc Quyền Giá Trị > Giá cả

Jeff Bezos- tỷ phú giàu nhất thế giới với khối tài sản gần 195 tỷ USD (năm 2020) đã từng đề cập đến triết lý thành công trong kinh doanh với nội dung: “Nếu chỉ chăm chăm nhìn vào đối thủ cạnh tranh, bạn luôn phải đợi đến khi đối thủ làm gì đó. Còn nếu tập trung vào khách hàng, bạn sẽ là người đi tiên phong”. Và ông đã chứng minh triết lý ấy là hoàn toàn đúng khi trở thành người giàu có nhất hành tinh.

Công thức kinh doanh thành công của Jeff, và cũng là công thức tôi muốn chia sẻ với các bạn trong bài viết này chính là: “Hãy tập trung vào khách hàng, hãy để khách hàng là trung tâm”. 

Vậy, câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để khách hàng là trung tâm trong suốt quá trình kinh doanh của bạn?

Và câu trả lời là: Hãy hiểu khách hàng của bạn.

Khách hàng là người mà chúng ta muốn có được điều/thứ gì đó từ họ. Ví dụ, chúng ta muốn kiếm tiền từ họ, thì chúng ta phải trao cho họ một giải pháp, một sản phẩm hay dịch vụ nào đó để thỏa mãn nhu cầu của họ.

Ở đây, tôi muốn đề cập đến câu chuyện ngụ ngôn “Thằng Bờm và Phú ông” để làm minh chứng cho việc hiểu khách hàng:

Thằng Bờm có cái quạt mobán hàng theo cách thàng bờm

Phú ông xin đổi ba bò chín trâu

Bờm rằng Bờm chẳng lấy đâu

Phú ông xin đổi ao sâu cá mè…

…Phú ông xin đổi nắm xôi Bờm cười”

Khách hàng trong câu chuyện này là thằng Bờm. Phú ông vì muốn có được chiếc quạt mo của thằng Bờm nên phải đưa cho thằng Bờm một vật ngang giá (công thức chung về kinh tế). Muốn thế, Phú ông phải tìm ra được thứ mà thằng Bờm thích và đánh giá rằng giá trị của thứ đó tương đương với chiếc quạt mà thằng Bờm đang sở hữu.

Lẽ thường tình là, “ao sâu cá mè” sẽ có giá trị lớn hơn “chiếc quạt mo”. Nhưng đối với thằng Bờm trong hoàn cảnh này, “nắm xôi”- chứ không phải “ao sâu cá mè” mới có giá trị thật sự.

Công thức ở đây là:                 GIÁ TRỊ              >            GIÁ CẢ

                             (thứ bạn trao cho khách hàng)           (thứ khách hàng trả cho bạn)

Tuy nhiên, khi giá trị > giá cả, bạn chưa chắc sẽ thành công. Đặt trong câu chuyện thằng Bờm, “ao sâu cá mè” tuy có giá trị lớn nhưng nó lại không phải thứ thằng Bờm cần, bởi vì thằng Bờm chẳng biết làm gì với mảnh “ao sâu” kia cả.

Tương tự như thế, sản phẩm của bạn có thể có rất nhiều giá trị, tính năng, công dụng tuyệt vời nhưng bạn vẫn kinh doanh không thành công do bạn bạn không hiểu khách hàng và chưa đáp ứng được nhu cầu của họ. Do đó, công thức giá trị > giá cả không phải là công thức mang lại sự thành công. Và công thức chắc chắn sẽ giúp các bạn thành công ở đây là:

GIÁ TRỊ KHÁCH HÀNG NHẬN ĐƯỢC > GIÁ CẢ

Theo công thức tập trung vào khách hàng của Jeff Bezos, điều đầu tiên là bạn phải tập trung vào giá trị khách hàng nhận được chứ không phải giá trị bạn có. Do đó, bạn cần gạt bỏ cái “tôi” của mình đi và tập trung giúp khách hàng nhận được nhiều giá trị nhất.

Giống như việc khi tôi chia sẻ với các bạn, tôi phải tìm mọi cách để tạo ra bối cảnh, cách thức chia sẻ để các bạn hiểu rõ nhất để các bạn có thể áp dụng vào công việc kinh doanh của mình.

Thông Quốc Quyền Giá Trị > Giá cả

Đây là một công thức kinh doanh thành công và bền vững đã được minh chứng. Nhưng không phải cứ khi giá trị khách hàng nhận được lớn hơn giá cả là các bạn sẽ thành công ngay. Nếu nói thể thì nó chỉ là lý thuyết suông mà thiếu tính thực tế.

Điều quan trọng là các bạn phải xác định một tư duy đúng, đó là tập trung vào khách hàng, tập trung vào giá trị khách hàng nhận được, và sau đó bắt tay vào hành động. Hãy bắt đầu bằng một tư duy đúng!

Một vài bạn hỏi tôi rằng: “Anh ơi, em bán cái này/cái kia thì có được không?”. Và câu trả lời của tôi là: “Bạn bán cái gì cũng được, quan trọng là bạn phải xác định được tại sao mình bán thứ đó (why) và bạn đang bán thứ đó cho ai, đang phục vụ cho đối tượng nào (who else)? 

Bạn phải hiểu rằng: kinh doanh và bán hàng là phục vụ, giúp đỡ người khác. Khi bạn nắm được triết lý này, bạn sẽ kiếm được rất nhiều tiền và việc kinh doanh của bạn chắc chắn thành công. 

Giống như khi Bill Gates hành động, ông tập trung vào xã hội, vào tầng thế giới. Bill từng nói ông sẽ đem hết phần lớn tài sản cho cộng đồng khi ông kinh doanh thành công và thực tế ông đã làm được điều đó khi quyên góp cho xã hội 99% tài sản và chỉ giữ lại 1% cho mình.

Khi Bill bắt đầu kinh doanh, ông nói với cả vũ trụ rằng ông sẽ giúp đỡ mọi người, rằng sứ mệnh của ông là mang máy vi tình đến mọi nhà, mọi người. Điều này cũng tương tự với tư duy của Steve Jobs- nhà sáng lập Apple- với mong muốn mọi người đều được “chạm” tới công nghệ.

Mọi sứ mệnh đưa ra, đều nằm ở tầng who else (phục vụ ai?). Điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang giúp cho ai. Nếu bạn đang giúp cho mọi người xung quanh, bạn đang vị chủng, nếu bạn đang giúp cho toàn thế giới, toàn xã hội, bạn đang vị thế giới, còn nếu bạn đang ích cho bản thân hay gia đình của mình, bạn đang vị kỷ

Muốn thành công trong kinh doanh, bạn phải bắt đầu với tư duy như những người thành công của thế giới, phải có tư duy vị chủng.

Có cần thiết thiết lập tư duy này không khi chúng ta chỉ là một người kinh doanh nhỏ lẻ? Và câu trả lời là: . Bởi khi mục đích, chiến lược, tầm nhìn của bạn lớn hơn thì việc đạt được mục tiêu tài chính của bạn sẽ dàng hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, chiến lược WHO ELSE- GIÚP AI không đồng nghĩa với việc bạn chỉ hướng tới những điều lớn lao hay thế giới, vũ trụ. Việc đầu tiên bạn cần làm, đó là quan tâm hiểu rõ và giúp đỡ vào những đối tượng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của bạn: thứ nhất, đội nhóm của bạn; thứ hai, khách hàng của bạn; và cuối cùng là đối tác/cổ đông của bạn (giúp họ lan tỏa sản phẩm tới nhiều người hơn).

Trên đây là những chia sẻ tôi đúc kết trong suốt quá trình nghiên cứu và trải nghiệm thực tế của mình. Nếu các bạn thấy bài viết này hữu ích đối với bạn hoặc những người xung quanh bạn- những người đã, đang kinh doanh hoặc vẫn còn chật vật trên con đường phát triển kinh doanh, hãy comment một điều gì đó để tôi có động lực chia sẻ những điều bổ ích và hấp dẫn hơn ở những bài viết sau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *